Bookmark and Share

THÔNG TƯ SỐ 22/2009/TT-BXD NGÀY 06/7/2009 CỦA BỘ XÂY DỰNG QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ( reading)

Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng

BỘ XÂY DỰNG


Số: 22/2009/TT-BXD CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2009

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,

Bộ Xây dựng quy định chi tiết về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng như sau:

Chương I

những quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định chi tiết về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây viết tắt là Nghị định 12/CP); Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 08/CP); Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; (sau đây viết tắt là Nghị định 209/CP); Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 49/CP) .

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

Điều 2. Điều kiện năng lực của tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng

1. Các tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc do tổ chức đảm nhận thực hiện.

2. Năng lực của tổ chức khi trực tiếp tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng 1 và hạng 2 dựa trên cơ sở các tiêu chí sau:

a) Năng lực hành nghề của các cá nhân trong tổ chức;

b) Kinh nghiệm hoạt động xây dựng thể hiện qua năng lực quản lý và kết quả các công việc đã thực hiện của tổ chức;

c) Khả năng tài chính, lực lượng lao động, thiết bị thi công thực có của tổ chức hoặc do tổ chức thuê để thực hiện theo yêu cầu của công việc hoặc gói thầu.

Việc phân hạng tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng là để tổ chức đó tự xác định hạng năng lực phù hợp với yêu cầu của gói thầu hoặc loại công việc khi tham gia thực hiện; là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sự tuân thủ các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các chủ thể có liên quan mà không phải là căn cứ để xếp hạng doanh nghiệp hoạt động xây dựng.

3. Chủ đầu tư căn cứ vào quy mô, tính chất gói thầu hoặc loại công việc cụ thể để lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp với gói thầu hoặc công việc đó.

Điều 3. Điều kiện năng lực của cá nhân khi hành nghề hoạt động xây dựng

1. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

2. Cá nhân khi đảm nhận các chức danh quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 12/CP phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Chương IV của Nghị định 12/CP. Riêng cá nhân đảm nhận các chức danh chủ nhiệm thiết kế đồ án quy hoạch, chủ trì thiết kế chuyên ngành đồ án quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 48, 49 của Nghị định 08/CP.

Các chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng do người đứng đầu tổ chức tư vấn bổ nhiệm căn cứ vào các điều kiện và tiêu chuẩn được quy định tại Nghị định 12/CP, Nghị định 08/CP, năng lực quản lý của cá nhân đó và quy mô, tính chất của công việc.

3. Những cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định, trừ những người làm công tác hành chính và công tác phục vụ.

Chương II

Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng

Điều 4. Các lĩnh vực yêu cầu về điều kiện năng lực

1. Các lĩnh vực yêu cầu về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 12/CP.

2. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia thực hiện các lĩnh vực: kiểm định chất lượng công trình xây dựng; chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; thi công các công việc, hạng mục công trình hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 12/CP và quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9 của Thông tư này.

3. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực dưới đây phải đáp ứng điều kiện năng lực theo các quy định sau:

a) Thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định tại Nghị định 08/CP.

b) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; thiết kế xây dựng công trình; khảo sát xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng công trình; thi công xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định 12/CP.

c) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo quy định tại Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng ban hành theo Quyết định s? 11/2008/Qé-BXD ngày 01/7/2008 c?a B? tru?ng B? Xây d?ng.

d) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng theo quy định tại Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

Điều 5. Điều kiện năng lực của tổ chức khi thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng

1. Năng lực của tổ chức khi thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng được phân thành 2 hạng như sau:

a) Hạng 1:

- Có ít nhất 10 người là kỹ sư có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc được kiểm định chất lượng xây dựng, trong đó những người chủ trì các bộ môn phải có đủ điều kiện năng lực như chủ trì thiết kế hạng 1 phù hợp với công việc đảm nhận;

- Có phòng thí nghiệm xây dựng chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và có đủ thiết bị phù hợp với từng loại công tác kiểm định chất lượng xây dựng;

- Đã thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

b) Hạng 2:

- Có ít nhất 5 người là kỹ sư có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc được kiểm định chất lượng xây dựng, trong đó những người chủ trì các bộ môn phải có đủ điều kiện năng lực như chủ trì thiết kế hạng 2 phù hợp với công việc đảm nhận;

- Có phòng thí nghiệm xây dựng chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và có đủ thiết bị phù hợp với từng loại công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng;

- Đã thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III hoặc 5 công trình cấp IV cùng loại.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: Đư¬ợc thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;

b) Hạng 2: Đư¬ợc thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;

c) Đối với tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp IV.

Điều 6. Điều kiện năng lực của tổ chức khi thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

1. Năng lực của tổ chức thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đư¬¬ợc phân thành 2 hạng như sau:

a) Hạng 1:

- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các quy định hiện hành đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng.

- Có ít nhất 10 người là kỹ sư có chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận, có kinh nghiệm ít nhất 5 năm thiết kế, thi công hoặc giám sát công việc phù hợp với nội dung chứng nhận.

- Đã thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

b) Hạng 2:

- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các quy định hiện hành đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng.

- Có ít nhất 5 người là kỹ sư có chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận, có kinh nghiệm ít nhất 3 năm thiết kế, thi công hoặc giám sát công việc phù hợp với nội dung chứng nhận.

- Đã thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III hoặc 5 công trình cấp IV cùng loại.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: Đư¬ợc thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;

b) Hạng 2: Đư¬ợc thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;

c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp IV cùng loại.

Điều 7. Công việc, hạng mục công trình hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt

Công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt quy định trong Thông tư này là: công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có kỹ thuật phức tạp dễ gây sự cố mất an toàn trong thi công, đòi hỏi việc thi công phải do tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng; an toàn cho người, cho công trình và các công trình lân cận.

Những công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt bao gồm:

1. Các công việc:

a) Xử lý nền móng bằng cọc barret và cọc khoan nhồi cho các loại công trình xây dựng;

b) Phá dỡ công trình có chiều cao từ 10 mét trở lên;

c) Lắp đặt thiết bị siêu trường, siêu trọng.

2. Các hạng mục công trình:

a) Tầng hầm của các công trình: nhà cao tầng, bãi đỗ xe ngầm, các loại công trình khác;

b) Đập có chiều cao trên 25 mét: bao gồm đập bê tông, đập đất, đá của công trình thuỷ lợi, thuỷ điện;

c) Bồn chứa, bể chứa, đường ống dẫn xăng, dầu, khí.

3. Các công trình:

a) Công trình nhà cao từ 20 tầng trở lên hoặc công trình có khẩu độ từ 36 mét trở lên;

b) Công trình dạng tháp có chiều cao từ 50 mét trở lên;

c) Công trình cầu có chiều dài nhịp chính từ 100 mét trở lên, cầu vòm có chiều cao từ 50 mét trở lên, cầu có trụ cao từ 30 mét trở lên;

d) Công trình ngầm: như hầm của các loại công trình khai thác mỏ, thuỷ điện, giao thông và các loại công trình khác;

đ) Công trình trên biển: như các công trình đê chắn sóng biển, công trình giàn khoan trên biển, đường ống dẫn dầu, khí ngoài biển và các loại công trình khác ngoài biển.

Điều 8. Điều kiện năng lực của tổ chức khi thực hiện các công việc, thi công hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt

Tổ chức, cá nhân khi thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt nêu tại Điều 7 của Thông tư này phải đáp ứng các điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 12/CP và các điều kiện năng lực sau đây:

1. Chỉ huy trưởng công trường hoặc người phụ trách kỹ thuật của tổ chức nhận thầu phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian liên tục tham gia thi công xây dựng tối thiểu 7 năm và đã tham gia thi công ít nhất một công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt cùng loại có quy mô tương tự hoặc quy mô ở cấp thấp hơn liền kề.

2. Những cán bộ kỹ thuật của tổ chức nhận thầu làm việc tại công trình phải có trình độ đại học hoặc cao đẳng thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian liên tục tham gia thi công xây dựng tối thiểu 2 năm đối với người có trình độ đại học, 4 năm đối với người có trình độ cao đẳng.

3. Các công nhân kỹ thuật trực tiếp thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải có chứng chỉ đào tạo nghề phù hợp. Riêng đối với công nhân vận hành, điều khiển máy móc, thiết bị thi công chính có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thì phải có thời gian kinh nghiệm ít nhất 1 năm.

4. Máy móc, thiết bị chủ yếu để thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải được kiểm định theo quy định, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công việc và an toàn vận hành.

5. Nhà thầu đã tham gia thi công ít nhất một công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt cùng loại có cấp thấp hơn liền kề.

6. Tuỳ theo khối lượng công việc, quy mô công trình, tổ chức nhận thầu thực hiện công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải có đủ lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và máy móc, thiết bị đảm bảo điều kiện năng lực phù hợp với từng công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định của Thông tư này. Nhà thầu có thể thuê thầu phụ để đảm bảo đủ các điều kiện năng lực theo yêu cầu tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.

Điều 9. Các loại công trình đặc biệt yêu cầu khi thi công phải có chuyên ngành phù hợp

Chuyên ngành phù hợp quy định tại Điều 8 của Thông tư này được hiểu là ngành chuyên môn mà người có chức danh chỉ huy trưởng công trường, người phụ trách kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật được đào tạo phù hợp với công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, cụ thể đối với:

1. Công việc xử lý nền móng bằng cọc barret hoặc cọc khoan nhồi: yêu cầu chuyên ngành xây dựng hoặc địa chất công trình.

2. Công việc phá dỡ công trình: yêu cầu chuyên ngành xây dựng.

3. Công việc lắp đặt thiết bị siêu trường, siêu trọng: yêu cầu chuyên ngành cơ khí, lắp máy.

4. Thi công tầng hầm các công trình: yêu cầu chuyên ngành xây dựng.

5. Thi công đập: yêu cầu chuyên ngành xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện.

6. Thi công bồn chứa, bể chứa, đường ống dẫn xăng, dầu, khí: yêu cầu chuyên ngành xây dựng hoặc chuyên ngành cơ khí.

7. Công trình dân dụng, công nghiệp: yêu cầu chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.

8. Công trình dạng tháp: yêu cầu chuyên ngành xây dựng, cơ khí hoặc lắp máy.

9. Công trình cầu: yêu cầu chuyên ngành xây dựng cầu đường.

10. Công trình ngầm: yêu cầu chuyên ngành xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình ngầm và mỏ hoặc chuyên ngành xây dựng cầu hầm.

11. Công trình trên biển: yêu cầu chuyên ngành xây dựng công trình biển.

Chương III

tổ chức thực hiện

Điều 10. Trách nhiệm của chủ đầu tư

Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng và chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm:

1. Lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thực hiện lập đồ án quy hoạch xây dựng hoặc thực hiện công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định của Nghị định 08/CP, Nghị định 12/CP và quy định của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực để thực hiện các công việc không đảm bảo chất lượng hoặc xảy ra sự cố gây thiệt hại về người và tài sản.

2. Phải thường xuyên giám sát, tạm dừng hoặc đình chỉ thực hiện công việc đến khi tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện năng lực theo hợp đồng đã ký kết, theo quy định của Nghị định 08/CP, Nghị định 12/CP và quy định của Thông tư này.

3. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi hoạt động xây dựng

Tổ chức, cá nhân khi hoạt động xây dựng có trách nhiệm:

1. Chỉ được nhận thực hiện lập các đồ án quy hoạch xây dựng hoặc các công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

2. Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế được duyệt; tổ chức tự giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiệm thu theo quy định hiện hành.

3. Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về việc khi thực hiện thiết kế quy hoạch xây dựng hoặc khi thực hiện công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng không có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

4. Trước khi triển khai thực hiện công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải có biện pháp thi công được duyệt theo quy định và có các phương án quản lý, hạn chế rủi ro, đề phòng sự cố.

5. Cung cấp các thông tin về hoạt động xây dựng của doanh nghiệp trên Trang thông tin về doanh nghiệp của Bộ Xây dựng theo địa chỉ: http://doanhnghiep.xaydung.gov.vn

6. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan

1. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:

a) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

b) Kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu xử lý đối với các tổ chức, cá nhân khi hoạt động xây dựng vi phạm các quy định về điều kiện năng lực trên phạm vi cả nước.

2. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý.

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân khi hoạt động xây dựng vi phạm các quy định về điều kiện năng lực trên địa bàn.

3. Các Sở Xây dựng có trách nhiệm:

a) Tổ chức kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân khi hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của Nghị định 08/CP, Nghị định 12/CP và quy định của Thông tư này.

b) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý khi tổ chức hoạt động xây dựng vi phạm các quy định của pháp luật về xây dựng và của Thông tư này.

c) Cung cấp các thông tin về doanh nghiệp hoạt động xây dựng và những tổ chức, cá nhân có các vi phạm trong hoạt động xây dựng trên Trang thông tin http://doanhnghiep.xaydung.gov.vn của Bộ Xây dựng.

Điều 13. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/8/2009.

2. Những cá nhân tham gia quản lý dự án quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này kể từ ngày 01/01/2010 phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định.

3. Bãi bỏ Quyết định 10/2008/QĐ-BXD ngày 25/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định điều kiện năng lực của nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt.

4. Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định của Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo);

- ủy ban Dân tộc và các ban của Quốc hội;

- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Các Tổng công ty nhà nước;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Sở Xây dựng, BQLKCN, BQLKKT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Thanh tra XD;

- Công báo; website Chính phủ; website Bộ Xây dựng;

- Lưu: VP, HĐXD. BỘ TRƯỞNG







đã ký




Nguyễn Hồng Quân
Đọc tiếp....

Bookmark and Share

HÃY XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐỒNG NHÂN ÁI! ( reading)

HÃY XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐỒNG NHÂN ÁI!


Hãy thể hiện tấm lòng nhân ái của bạn đối với những mảnh đời bất hạnh bằng cách quyên góp một phần điểm thưởng vào các quỹ từ thiện. Với mỗi 1200 điểm, bạn đã đóng góp 36.000 vnd giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Đừng ngần ngại cùng iChoice xây dựng một cộng đồng nhân ái!



Cách kiếm điểm thưởng:
  • Đọc thư quảng cáo 5 điểm/thư khi được mời
  • Khảo sát 10 đến 1000 điểm/lần khi được mời
  • Khảo sát hàng ngày 3 điểm/lần 1 lần/ngày
  • Click quảng cáo 2 điểm/lần 1 lần/ngày
  • Viết bài 300 điểm/lần khi bài viết được bình chọn cao nhất
  • Giới thiệu bạn bè 200 điểm/người khi bạn thích
Trung bình 1 ngày bạn có thể kiếm 10 điểm. Theo tính toán, nếu bạn giới thiệu được 120 người tham gia đăng ký vào iChoice và đóng góp từ thiện, thì 1 tháng tổng số tiền đóng góp lên đến 1.080.000 VNĐ (120người x 10điểm x 30ngày = 1.200điểm x 30ngày <> 36.000 VNĐ x 30ngày = 1.080.000 VNĐ)

Làm cách nào để giới thiệu bạn bè?
Bằng cách thông qua Email, blog, chat, web....để giới thiệu cho bạn bè, gia đình đăng ký tham gia website iChoice.

Thông tin thêm về mạng cộng đồng lấy thưởng trực tuyến đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam:
Đã thực hiện việc đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến theo công văn 340/PTTTH&TTDT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông ngày 09/04/2009

Chỉ cần tham gia vào các dịch vụ trực tuyến như đọc thư quảng cáo từ các nhãn hàng trong và ngoài nước, trả lời các cuộc khảo sát thị trường và tham gia các hoạt động cộng đồng với các thành viên khác, bạn sẽ có cơ hội nhận được rất nhiều điểm thưởng và quà tặng từ iChoice.Đặc biệt nhất là bạn có thể dùng các điểm thưởng này để " Góp điểm thưởng vào các quỹ từ thiện" .

Tất cả đều nhằm mục đích giải trí và MIỄN PHÍ.Bạn còn chờ gì mà không đăng ký và tham gia ngay vào mạng iChoice để chính bạn được tận hưởng những niềm vui bất ngờ và "thể hiện tấm lòng nhân ái của bạn đối với những mảnh đời bất hạnh".

Click vào đây hoặc hình bên dưới để gia nhập cộng đồng iChoice và kiếm 50 điểm đầu tiên của bạn!


Bản đồ công ty IChoice


Thông tin về các tổ chức từ thiện mà bạn có thể đóng góp:

Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội của quần chúng, hoạt động vì mục tiêu nhân đạo – hòa bình – hữu nghị, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc của nhân dân.
Trái tim cho quê hương. Đây là quỹ từ thiện của những tấm lòng nhân ái, nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các nạn nhân chất độc màu da cam, trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa hay những mảnh đời bất hạnh đang cần sự giúp đỡ tại Việt Nam.
Nhóm tình nguyện Những ước mơ xanh. Với phương châm "Tình Nguyện Vì Cuộc Sống Tốt Đẹp Hơn", Nhóm tình nguyện Những ước mơ xanh hoạt động hầu hết trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng chính của Những Ước Mơ Xanh là người khuyết tật, các em mồ côi ở các mái ấm, các em trẻ lang thang trên đường phố.
Unicef Việt Nam UNICEF tham gia vào việc vận động chính sách mang tính chiến lược cũng như góp phần xây dựng các khuôn khổ và hệ thống pháp lý hỗ trợ việc thực hiện các quyền trẻ em nói chung.


Thỏa thuận sử dụng của iChoice:
Khi đăng ký xong bạn vào trang http://ichoice.com.vn/ để đăng nhập vào tài khoản của mình và kiếm điểm sau đó tích lũy để " Góp điểm thưởng vào các quỹ từ thiện".
Bạn sẽ bị xử lý theo đúng quy định tại iChoice khi tự ý đại diện người khác để đăng ký thành viên, hoặc cố tình tạo tài khoản thành viên giả.
Xem thêm Thỏa thuận sử dụng của iChoice

Địa chỉ liên hệ:
Công Ty Cổ Phần Hiểu Thấu Tiếp Thị Trực Tuyến OMI
Lầu 6, 185-187 Nguyễn Thái Học ,Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP HCM
Điện thoại: +848-6291-1043
Fax: +848-6291-1064
E-mail: info@omi.com.vn
----------------------------------© Bản quyền 2009 thuộc về iChoice.------------------------------------

Đọc tiếp....

Bookmark and Share

THÔNG TƯ SỐ 12/2009/TT-BXD NGÀY 24/06/2009 CỦA BỘ XÂY DỰNG ( reading)

Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/06/2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng




BỘ XÂY DỰNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: 12/2009/TT-BXD Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2009



THÔNG TƯ
Hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
________________

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 02/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng) cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu được cấp chứng chỉ, có đủ điều kiện năng lực tương ứng với lĩnh vực xin đăng ký hành nghề quy định tại Điều 38, 39, 40 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây viết tắt là Nghị định 12/CP).
2. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp nếu còn giá trị sử dụng thì được công nhận để hành nghề. Khi hành nghề tại Việt Nam, các cá nhân này phải gửi bản dịch chứng chỉ hành nghề sang tiếng Việt có chứng thực hợp pháp cho Sở Xây dựng địa phương nơi cá nhân đó hành nghề biết để quản lý.
3. Cá nhân là công chức đang làm công việc quản lý hành chính Nhà nước thì không được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
Điều 2. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng thống nhất phát hành; chứng chỉ hành nghề có bìa cứng, kích thước 85 mm x 125 mm, quy cách của chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục số 3A, 3B, 3C của Thông tư này và có màu sắc như sau:
a) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư màu xanh da trời.
b) Chứng chỉ hành nghề kỹ sư màu nâu.
c) Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình:
- Màu đỏ đối với chứng chỉ cấp cho người có trình độ đại học.
- Màu hồng đối với chứng chỉ cấp cho người có trình độ cao đẳng, trung cấp.
2. Cách đánh số chứng chỉ hành nghề:
a) Số chứng chỉ bao gồm 3 nhóm ký hiệu như sau:
- Nhóm thứ nhất: Ký hiệu theo loại chứng chỉ (chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư: KTS, chứng chỉ hành nghề kỹ sư: KS, chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng: GS1 đối với màu đỏ, GS2 đối với màu hồng)
- Nhóm thứ hai: Mã số điện thoại của địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);
- Nhóm thứ ba: Số thứ tự của chứng chỉ hành nghề là một số có 5 chữ số.
Các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-).
Ví dụ: Cá nhân được Sở Xây dựng Hà Nội cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư có số chứng chỉ như sau: KTS-04-00001.
b) Ký hiệu đối với chứng chỉ được cấp lại:
Đối với chứng chỉ hành nghề cấp lại, sau nhóm thứ ba là các chữ A (B, C) biểu thị cấp lại lần 1 (2, 3)
Ví dụ: Cá nhân đã được Sở Xây dựng Hà Nội cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, nay đề nghị được cấp lại chứng chỉ do bị mất hoặc rách, nát; hết hạn sử dụng hoặc hết hạn thu hồi lần thứ nhất thì số chứng chỉ hành nghề cấp lại được ghi như sau: KTS-04-00001-A.
3. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gồm các nội dung sau:
a) Các thông tin về nhân thân của người được cấp chứng chỉ;
b) Trình độ chuyên môn được đào tạo;
c) Lĩnh vực và phạm vi được phép hành nghề;
d) Thời hạn có giá trị của chứng chỉ;
đ) Các chỉ dẫn khác.
4. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:
Giám đốc Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng và quản lý hoạt động hành nghề tại địa phương theo quy định của Nghị định 12/CP, hướng dẫn của Thông tư này và pháp luật khác có liên quan.
5. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có hiệu lực trong thời hạn 5 năm, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp lại.
Điều 3. Hội đồng tư vấn xét cấp chứng chỉ hành nghề
1. Hội đồng tư vấn xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây viết tắt là Hội đồng tư vấn) do Giám đốc Sở Xây dựng quyết định thành lập để giúp Giám đốc Sở Xây dựng xem xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể:
a) Tuỳ thuộc vào loại hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề và tình hình của mỗi địa phương, Giám đốc Sở Xây dựng quyết định thành phần, cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên của Hội đồng tư vấn cho phù hợp, trong đó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Xây dựng và uỷ viên thường trực là công chức của Sở Xây dựng.
b) Các uỷ viên tham gia Hội đồng là những cá nhân có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và có uy tín đại diện của các Sở có xây dựng chuyên ngành (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Xây dựng) và các Hội nghề nghiệp ở Trung ương hoặc địa phương giới thiệu để Giám đốc Sở Xây dựng xem xét quyết định.
2. Hội đồng tư vấn có nhiệm kỳ trong thời hạn 3 năm.
3. Hội đồng tư vấn hoạt động theo Quy chế do Giám đốc Sở Xây dựng quyết định ban hành theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của Thông tư này.
Điều 4. Xác định thời gian có kinh nghiệm nghề nghiệp để xét cấp chứng chỉ hành nghề
1. Thời gian kinh nghiệm là thời gian tính từ ngày cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề chính thức tham gia hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với nội dung xin đăng ký hành nghề.
2. Đối với cá nhân có thời gian tham gia hoạt động xây dựng kể từ ngày tốt nghiệp đại học chưa đủ thời gian theo quy định, nhưng trước đó đã có bằng cao đẳng, trung cấp và đã tham gia thiết kế, thi công hoặc giám sát thi công xây dựng thì thời gian đó được xem xét tính là thời gian có kinh nghiệm để xét cấp chứng chỉ hành nghề.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp chứng chỉ hành nghề
Người xin cấp chứng chỉ hành nghề có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Quyền:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Được hoạt động hành nghề trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật;
c) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm các quy định của Nghị định 12/CP và của Thông tư này;
2. Nghĩa vụ:
a) Khai báo trung thực hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Thông tư này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của hồ sơ; nộp lệ phí theo quy định;
b) Hành nghề đúng với nội dung chứng chỉ được cấp, nhận và thực hiện các công việc hoạt động xây dựng trong phạm vi cho phép của chứng chỉ hành nghề và tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
c) Không được cho người khác thuê, mượn hoặc sử dụng chứng chỉ để hành nghề;
d) Không được tự ý tẩy xoá, sửa chữa chứng chỉ;
đ) Không vi phạm đạo đức nghề nghiệp;
e) Xuất trình chứng chỉ và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
CHƯƠNG II
CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Mục I
Tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề

Điều 6. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Người được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Điều kiện chung:
a) Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và đã nộp lệ phí theo quy định.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư:
a) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
c) Có kinh nghiệm trong công tác thiết kế ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt;
3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư:
a) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
c) Có kinh nghiệm về lĩnh vực xin đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình;
4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình:
a) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu đỏ) hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu hồng) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung xin đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
c) Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 công trình được nghiệm thu bàn giao.
d) Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 năm trở lên (áp dụng đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành).
đ) Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình xin cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp;
Điều 7. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gồm các tài liệu sau:
1. Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số 1 của Thông tư này.
2. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề. Bản sao chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình đối với trường hợp xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.
3. Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư này. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của Hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận.
Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề gửi 02 bộ hồ sơ (kèm 02 ảnh mầu cỡ 3x4 chụp trong năm xin đăng ký) quy định tại Điều 7 tới Sở Xây dựng nơi xin cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ; giao Hội đồng tư vấn nghiên cứu và xem xét hồ sơ.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức xét cấp chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định.
4. Giám đốc Sở Xây dựng quyết định cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định.
5. Việc thu và sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề (kể cả trường hợp xin cấp lại hoặc xin bổ sung nội dung hành nghề) thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 9. Cấp lại hoặc bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp lại hoặc bổ sung nội dung trong các trường hợp sau:
a) Chứng chỉ cũ hết hạn sử dụng;
b) Bổ sung nội dung hành nghề;
c) Chứng chỉ cũ bị rách, nát;
d) Chứng chỉ bị mất;
đ) Chứng chỉ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đã hết thời hạn thu hồi.
2. Điều kiện để được cấp lại chứng chỉ hành nghề:
a) Có đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề nộp tại Sở Xây dựng, nơi đã cấp chứng chỉ hành nghề cũ;
b) Có chứng chỉ cũ (đối với trường hợp: chứng chỉ cũ bị rách, nát hoặc xin cấp bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hạn);
c) Có bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bản kê khai kinh nghiệm liên quan đến nội dung xin bổ sung hành nghề (đối với trường hợp xin bổ sung nội dung hành nghề);
d) Không vi phạm các quy định trong hoạt động xây dựng và pháp luật có liên quan.
3. Thời hạn xét cấp lại hoặc bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề như đối với trường hợp xin cấp mới. Sở Xây dựng có trách nhiệm xem xét để cấp lại chứng chỉ cho các đối tượng có đủ điều kiện theo quy định.
Đối với trường hợp xin cấp lại chứng chỉ do bị mất hoặc rách, nát thì Giám đốc Sở Xây dựng tự xem xét quyết định, không phải thông qua Hội đồng tư vấn.
4. Nội dung và thời hạn của chứng chỉ cấp lại được ghi như sau:
a) Ghi theo đúng nội dung và thời hạn của chứng chỉ cũ đối với trường hợp bị mất hoặc rách, nát.
b) Ghi bổ sung nội dung hành nghề, theo thời hạn của chứng chỉ cũ đối với trường hợp xin cấp bổ sung nội dung hành nghề.
c) Đối với trường hợp hết hạn thì nội dung và thời hạn ghi trong chứng chỉ được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

Mục II
Hướng dẫn nội dung xét cấp chứng chỉ hành nghề

Điều 10. Các lĩnh vực hành nghề hoạt động xây dựng
Căn cứ vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động xây dựng của người xin cấp chứng chỉ hành nghề để xét cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân đó hoạt động các lĩnh vực sau đây:
1. Các lĩnh vực hành nghề kiến trúc sư bao gồm:
a) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
b) Thiết kế kiến trúc công trình;
c) Thiết kế nội-ngoại thất công trình.
2. Các lĩnh vực hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng bao gồm:
a) Khảo sát xây dựng bao gồm:
- Khảo sát địa hình;
- Khảo sát địa chất công trình;
- Khảo sát địa chất thuỷ văn.
b) Thiết kế xây dựng bao gồm các chuyên môn chủ yếu dưới đây:
- Thiết kế kết cấu công trình;
- Thiết kế điện công trình;
- Thiết kế cơ điện công trình;
- Thiết kế cấp- thoát nước;
- Thiết kế cấp nhiệt;
- Thiết kế thông gió, điều hoà không khí;
- Thiết kế mạng thông tin- liên lạc trong công trình xây dựng;
- Thiết kế phòng cháy- chữa cháy;
- Thiết kế các bộ môn khác.
3. Lĩnh vực chuyên môn giám sát thi công xây dựng:
a) Giám sát công tác khảo sát xây dựng bao gồm:
- Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình;
- Giám sát công tác khảo sát địa chất thuỷ văn;
b) Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện;
c) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;
d) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.
Điều 11. Nội dung xét cấp chứng chỉ hành nghề
Nội dung được phép hành nghề hoạt động xây dựng do Hội đồng tư vấn xem xét theo nguyên tắc nếu cá nhân được đào tạo theo các chuyên ngành tương tự thì nội dung hành nghề được xem xét chủ yếu căn cứ vào kinh nghiệm thực tế hoạt động xây dựng của cá nhân đó, cụ thể đối với từng trường hợp như sau:
1. Đối với chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư:
Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư cấp cho cá nhân có trình độ đại học thuộc chuyên ngành kiến trúc công trình hoặc quy hoạch xây dựng. Nội dung được phép hành nghề không nhất thiết căn cứ vào chuyên ngành người đó đã được đào tạo mà căn cứ chủ yếu vào thời gian và kinh nghiệm thực tế mà cá nhân đó đã tham gia thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế quy hoạch xây dựng hay thiết kế nội – ngoại thất công trình. Trường hợp nếu người đó đã có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế thực hiện thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế nội – ngoại thất công trình hay thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định thì được phép hành nghề một hoặc tất cả các lĩnh vực này.
Ví dụ: người tốt nghiệp đại học chuyên ngành kiến trúc công trình, nếu có 5 năm thiết kế kiến trúc, đã tham gia thiết kế kiến trúc, hay thiết kế nội – ngoại thất 5 công trình và có 5 năm thiết kế quy hoạch xây dựng, đã tham gia thiết kế 5 đồ án quy hoạch xây dựng, thì được xem xét cấp loại chứng chỉ hành nghề kiến trúc với nội dung thiết kế cả kiến trúc công trình, thiết kế nội – ngoại thất công trình và thiết kế quy hoạch xây dựng.
2. Đối với chứng chỉ hành nghề kỹ sư:
Chứng chỉ hành nghề kỹ sư cấp cho cá nhân có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành có liên quan đến công tác khảo sát xây dựng, thiết kế công trình xây dựng. Nội dung được phép hành nghề như sau:
a) Đối với cá nhân có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thuỷ văn: nội dung được phép hành nghề không nhất thiết phải căn cứ vào chuyên ngành khảo sát người đó đã được đào tạo mà chủ yếu căn cứ vào thời gian và kinh nghiệm thực tế theo quy định mà cá nhân đó đã tham gia thực hiện loại hình khảo sát nào để xét cấp chứng chỉ hành nghề.
Ví dụ: người tốt nghiệp đại học chuyên ngành khảo sát địa chất, nhưng đã có 5 năm tham gia khảo sát địa hình và đã tham gia khảo sát địa hình 5 công trình thì được xem xét cấp loại chứng chỉ hành nghề kỹ sư với nội dung khảo sát địa hình công trình xây dựng.
b) Đối với cá nhân có bằng đại học thuộc các chuyên ngành xây dựng hoặc có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành khảo sát xây dựng, nếu đã có 5 năm tham gia khảo sát địa hình và đã tham gia khảo sát địa hình 5 công trình thì được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư với nội dung khảo sát địa hình trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình.
c) Đối với cá nhân có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành xây dựng (như xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng giao thông, xây dựng thuỷ lợi): nội dung được phép hành nghề không nhất thiết phải căn cứ vào chuyên ngành xây dựng người đó đã được đào tạo mà chủ yếu căn cứ vào thời gian và kinh nghiệm thực tế theo quy định mà cá nhân đó đã tham gia thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông hay thuỷ lợi.
Ví dụ: người tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng thuỷ lợi, nhưng đã tham gia thiết kế các công trình dân dụng với thời gian 5 năm trở lên, tham gia thiết kế ít nhất 5 công trình dân dụng thì được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư với nội dung hành nghề là thiết kế các công trình dân dụng.
d) Đối với cá nhân có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khác có liên quan đến thiết kế công trình (như cấp, thoát nước; cơ, điện công trình; cấp nhiệt; thông gió; điều hoà không khí; thông tin liên lạc; phòng cháy, chữa cháy..): nội dung được phép hành nghề phải phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, và căn cứ theo thời gian, kinh nghiệm thực tế mà cá nhân đó đã tham gia thực hiện thiết kế.
Ví dụ: người tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí hoặc điện thì chỉ được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư với nội dung hành nghề là thiết kế cơ - điện công trình nếu đã có thời gian tham gia thiết kế trong lĩnh vực này ít nhất 5 năm, thực hiện ít nhất 5 công trình.
3. Đối với chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình:
a) Những cá nhân có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành xây dựng (như xây dựng dân dụng và công nghiệp; xây dựng giao thông; xây dựng thuỷ lợi) nếu đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng (hoặc trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực đã giám sát thi công) ít nhất 3 năm trở lên hoặc tham gia thực hiện thiết kế, thi công 5 công trình đã được nghiệm thu thuộc loại công trình nào thì được hành nghề giám sát thi công “xây dựng và hoàn thiện” đối với loại công trình đó.
Ví dụ: người tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, nhưng đã tham gia thiết kế hoặc thi công các công trình thuỷ lợi từ 3 năm trở lên hoặc thiết kế, thi công 5 công trình thuỷ lợi đã được nghiệm thu, thì được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, lĩnh vực chuyên môn giám sát là “xây dựng và hoàn thiện” loại công trình là công trình thuỷ lợi.
b) Đối với các lĩnh vực hành nghề giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” và “lắp đặt thiết bị công nghệ” chỉ cấp cho cá nhân thuộc các chuyên ngành (như điện, cơ khí, cấp nhiệt, thông gió, điều hoà không khí, thông tin liên lạc, phòng cháy, chữa cháy…) nếu người đó đã tham gia thiết kế, thi công (hoặc trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực đã giám sát thi công) các công việc thuộc các chuyên ngành này từ 3 năm trở lên thì nội dung được phép hành nghề là giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” hoặc “lắp đặt thiết bị công nghệ” hoặc cả hai nội dung này nếu cá nhân đó đã có đủ thời gian và kinh nghiệm theo quy định đối với từng lĩnh vực này.
c) Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình cấp cho cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp có màu hồng. Phạm vi hoạt động hành nghề giám sát đối với công trình cấp IV. Nội dung để xem xét ghi trong chứng chỉ hành nghề tương tự như hướng dẫn nêu tại điểm a, b khoản này.

CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Kiểm tra, thanh tra
1. Bộ Xây dựng giao Vụ Quản lý hoạt động xây dựng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.
b) Tổng hợp tình hình cấp chứng chỉ hành nghề và quản lý hành nghề hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
a) Cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan đến việc cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Thành lập Hội đồng tư vấn để xét cấp chứng chỉ hành nghề;
c) Tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ thiếu hoặc không đúng quy định thì trong thời hạn 5 ngày làm việc phải thông báo cho người xin cấp chứng chỉ hành nghề bổ sung;
d) Cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định;
đ) Không cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân không có đủ điều kiện theo quy định;
e) Kiểm tra, thanh tra hoạt động hành nghề của cá nhân trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý;
g) Thu hồi chứng chỉ đối với người vi phạm theo quy định;
h) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong hành nghề hoạt động xây dựng;
i) Thông tin trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng về tình hình cấp chứng chỉ hành nghề và thông tin về những trường hợp bị xử lý vi phạm được quy định tại Điều 13 của Thông tư này;
k) Giải quyết khiếu nại, tố cáo những vi phạm trong việc thực hiện Thông tư này theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét xử lý;
l) Lưu trữ hồ sơ gốc;
m) Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình cấp chứng chỉ hành nghề; quản lý hành nghề hoạt động xây dựng tại địa phương.
Điều 13. Xử lý vi phạm
1. Cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề nếu làm giấy tờ giả hoặc khai báo không trung thực thì không được xét cấp chứng chỉ hành nghề trong thời gian 1 năm.
2. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề nếu vi phạm quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan thì sẽ bị xử lý như sau:
a) Thu hồi chứng chỉ trong thời gian 1 năm, nếu phát hiện có sự khai báo không trung thực trong hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoặc hành nghề không đúng với nội dung ghi trong chứng chỉ;
b) Thu hồi chứng chỉ trong thời gian 3 năm, nếu tự ý tẩy xoá, sửa chữa chứng chỉ; cho mượn, cho thuê hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ để hành nghề; vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động xây dựng;
c) Ngoài việc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, tuỳ theo mức độ vi phạm cá nhân vi phạm còn bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền xử lý vi phạm:
a) Sở Xây dựng thu hồi chứng chỉ hành nghề do Sở Xây dựng đã cấp đối với các trường hợp vi phạm nêu tại điểm a, b khoản 2 Điều này (hoặc theo yêu cầu thu hồi của Bộ Xây dựng). Đồng thời thông báo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan biết để xử lý theo thẩm quyền.
b) Bộ Xây dựng xử lý các cơ quan, cá nhân vi phạm các quy định trong quá trình thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề.
Điều 14. Điều khoản thi hành
Các chứng chỉ hành nghề sau đây vẫn còn giá trị và được tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn ghi trên chứng chỉ:
1. Chứng chỉ kiến trúc sư chủ nhiệm đồ án đã cấp theo quy định tại Quyết định số 91/BXD-ĐT ngày 16/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế hành nghề kiến trúc sư;
2. Chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình đã cấp theo Quyết định số 23/2000/QĐ-BXD ngày 13/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình;
3. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình đã cấp theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.
4. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư đã cấp theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng.
Khi hết hạn sử dụng ghi trên các chứng chỉ hành nghề nêu trên, cá nhân xin cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định của Thông tư này.
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8/2009.
2. Thông tư này thay thế cho các văn bản sau đây:
a) Quyết định số 91/BXD-ĐT ngày 16/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế hành nghề kiến trúc sư.
b) Quyết định số 23/2000/QĐ-BXD ngày 13/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình.
c) Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.
d) Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng.

N¬i nhËn: KT. BỘ TRƯỞNG
- Ban BÝ th­ Trung ­¬ng §¶ng (®Ó b¸o c¸o); THỨ TRƯỞNG
- ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; §· ký
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng; Cao L¹i Quang
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao
- Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước;
- Website của Chính phủ, Website của Bộ Xây dựng;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Thanh tra XD;
- Lưu: VP, HĐXD.

















Phụ lục số 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
quy định chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
.........., ngày.......tháng....... năm......


ĐƠN XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ......
(Điền loại chứng chỉ hành nghề thích hợp: Kiến trúc sư hoặc Kỹ sư
hoặc Giám sát thi công xây dựng công trình vào dấu ...)

Kính gửi: Sở Xây dựng (tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương)


1. Họ và tên:
2. Ngày, tháng, năm sinh:
3. Nơi sinh:
4. Quốc tịch:
5. Số, ngày, nơi cấp chứng minh thư nhân dân (hoặc số hộ chiếu đối với người nước ngoài):
6. Địa chỉ thường trú:
7. Trình độ chuyên môn:
- Văn bằng, chứng chỉ đã được cấp (ghi rõ chuyên ngành đào tạo):
8. Kinh nghiệm nghề nghiệp:
- Thời gian đã tham gia hoạt động xây dựng (Nếu xin cấp chứng chỉ hành nghề lĩnh vực nào thì khai kinh nghiệm về lĩnh vực đó):
+ Đã tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng:
+ Đã tham gia thiết kế kiến trúc công trình:
+ Đã tham gia khảo sát xây dựng:
+ Đã thiết kế công trình:
+ Đã làm chủ nhiệm, chủ trì bao nhiêu công trình:
+ Đã tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng (bao lâu hoặc bao nhiêu công trình):
+ ...
Đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoặc kỹ sư hoặc giám sát thi công xây dựng với các nội dung sau (căn cứ vào quy định để xác định xin cấp loại công việc gì cho phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và kinh nghiệm đã tham gia hoạt động xây dựng), Ví dụ:
- Thiết kế quy hoạch xây dựng
- Thiết kế kiến trúc công trình
- Thiết kế nội – ngoại thất công trình
- Khảo sát địa hình (hoặc địa chất công trình,...)
- Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp (giao thông, thuỷ lợi,...)
- Thiết kế cấp, thoát nước; thiết kế thông gió, điều hoà không khí; phòng cháy, chữa cháy; dây chuyền công nghệ công trình xi măng,...
- Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình hoặc địa chất thuỷ văn
- Giám sát “xây dựng và hoàn thiện” công trình dân dụng và công nghiệp
- Giám sát lắp đặt “thiết bị công trình” hoặc “thiết bị công nghệ”
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đơn này và cam kết hành nghề hoạt động xây dựng theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)






























Phụ lục số 2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
quy định chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)
--------------------------------------------------------------------------
BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

1. Họ và tên:
2. Quá trình hoạt động chuyên môn trong xây dựng:

STT
Thời gian hoạt động chuyên môn về xây dựng (từ tháng, năm, …. đến tháng năm…)
Hoạt động xây dựng trong cơ quan, tổ chức nào? hoặc hoạt động độc lập?
Nội dung hoạt động xây dựng (thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc, thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng)? tại công trình nào? chủ trì hay tham gia?
Chủ đầu tư, địa điểm xây dựng









































Tôi xin cam đoan nội dung bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)



Phô lôc sè 3A
(Ban hµnh kÌm theo Th«ng t­ sè 12/TT-BXD ngµy 24/6/2009 cña Bé tr­ëng Bé X©y dùng
quy ®Þnh chi tiÕt vÒ cÊp chøng chØ hµnh nghÒ ho¹t ®éng x©y dùng)
---------------------
MÉu chøng chØ hµnh nghÒ kiÕn tróc s­ ho¹t ®éng x©y dùng



Trách nhiệm của người được cấp chứng chỉ:

- Chỉ được nhận và thực hiện các công việc hoạt động xây dựng trong phạm vi cho phép của chứng chỉ này.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và các pháp luật khác có liên quan.
- Không được cho người khác thuê, mượn hoặc sử dụng chứng chỉ này để hành nghề.
- Không tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ này.
- Trình báo khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.





(Trang 4-mặt ngoài )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc





CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG







(Trang 1- mặt ngoàii)




Ảnh 3x4 của người được cấp chứng chỉ (đóng dấu nổi của cơ quan cấp chứng chỉ)





Chữ ký của người được cấp chứng chỉ


Thông tin của người được cấp chứng chỉ:
- Số CMTND (hoặc hộ chiếu): …….………
cấp ngày …/…/…... tại …………………….
- Quốc tịch: ………………………………...
- Trình độ chuyên môn: …………………...
…………………………..…………………
Số chứng chỉ: KTS-04-00001

(Trang 2- mÆt trong)


SỞ XÂY DỰNG TỈNH/THÀNH PHỐ


- Cấp cho Ông/Bà: ………………...….….……
- Ngày tháng năm sinh: ……………..……....…
- Địa chỉ thường trú: ………………..………….
……...………………………………..…………
- Được phép hành nghề hoạt động Xây dựng:
1. ……………………………………...………
2. …………………………………..….………
3. ………………………………………………
4. ……………………………………..….……
5. ……………………………………..….……
Chứng chỉ có giá trị trên phạm vi toàn quốc đến ngày: …/…/……
Tỉnh/Thành phố, ngày .../…/……
GIÁM ĐỐC
(Ký, hä vµ tªn, ®ãng dÊu)



(Trang 3- mÆt trong)

Phô lôc sè 3B
(Ban hµnh kÌm theo Th«ng t­ sè 12/TT-BXD ngµy 24/6/2009 cña Bé tr­ëng Bé X©y dùng
quy ®Þnh chi tiÕt vÒ cÊp chøng chØ hµnh nghÒ ho¹t ®éng x©y dùng)
---------------------
MÉu chøng chØ hµnh nghÒ kü s­ ho¹t ®éng x©y dùng



Trách nhiệm của người được cấp chứng chỉ:

- Chỉ được nhận và thực hiện các công việc hoạt động xây dựng trong phạm vi cho phép của chứng chỉ này.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và các pháp luật khác có liên quan.
- Không được cho người khác thuê, mượn hoặc sử dụng chứng chỉ này để hành nghề.
- Không tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ này.
- Trình báo khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.




(Trang 4-mÆt ngoµi )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc





CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ KỸ SƯ
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG







(Trang 1-mÆt ngoµi)




Ảnh 3x4 của người được cấp chứng chỉ (đóng dấu nổi của cơ quan cấp chứng chỉ)





Chữ ký của người được cấp chứng chỉ


Thông tin của người được cấp chứng chỉ:
- Số CMTND (hoặc hộ chiếu): …….………
cấp ngày …/…/…... tại …………………….
- Quốc tịch: ………………………………...
- Trình độ chuyên môn: …………………...
………………………………………………
Số chứng chỉ: KS-04-00001

(Trang 2- mÆt trong)



SỞ XÂY DỰNG TỈNH/THÀNH PHỐ


- Cấp cho Ông/Bà: ………………...….….……
- Ngày tháng năm sinh: ……………..……....…
- Địa chỉ thường trú: ………………..………….
……...………………………………..…………
- Được phép hành nghề hoạt động Xây dựng:
1. ……………………………………...………
2. …………………………………..….………
3. ………………………………………………
4. ……………………………………..….……
5. ……………………………………..….……
Chứng chỉ có giá trị trên phạm vi toàn quốc đến ngày: …/…/……
Tỉnh/Thành phố, ngày .../…/……
GIÁM ĐỐC
(Ký, hä vµ tªn, ®ãng dÊu)



(Trang 3- mÆt trong)


Phô lôc sè 3C
(Ban hµnh kÌm theo Th«ng t­ sè 12/TT-BXD ngµy 24/6/2009 cña Bé tr­ëng Bé X©y dùng
quy ®Þnh chi tiÕt vÒ cÊp chøng chØ hµnh nghÒ ho¹t ®éng x©y dùng)
---------------------
MÉu chøng chØ hµnh nghÒ gi¸m s¸t thi c«ng x©y dùng



Trách nhiệm của người được cấp chứng chỉ:

- Chỉ được nhận và thực hiện các công việc hoạt động xây dựng trong phạm vi cho phép của chứng chỉ này.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và các pháp luật khác có liên quan.
- Không được cho người khác thuê, mượn hoặc sử dụng chứng chỉ này để hành nghề.
- Không tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ này.
- Trình báo khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.



(Trang 4-mÆt ngoµi )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc





CHỨNG CHỈ
hµnh nghÒ gi¸m s¸t
thi c«ng x©y dùng





(Trang 1-mÆt ngoµi)




Ảnh 3x4 của người được cấp chứng chỉ (đóng dấu nổi của cơ quan cấp chứng chỉ)





Chữ ký của người được cấp chứng chỉ


Thông tin của người được cấp chứng chỉ:
- Số CMTND (hoặc hộ chiếu): …….………
cấp ngày …/…/…... tại …………………….
- Quốc tịch: ………………………………...
- Trình độ chuyên môn: …………………...
………………………………………………
Số chứng chỉ: GS1(2)-04-00001

(Trang 2- mÆt trong)


SỞ XÂY DỰNG TỈNH/THÀNH PHỐ


- Cấp cho Ông/Bà: ………………...….….……
- Ngày tháng năm sinh: ……………..……....…
- Địa chỉ thường trú: ………………..………….
……...………………………………..…………
- Được phép hành nghề hoạt động Xây dựng:
1. ……………………………………...………
2. …………………………………..….………
3. ………………………………………………
4. ……………………………………..….……
5. ……………………………………..….……
Chứng chỉ có giá trị trên phạm vi toàn quốc đến ngày: …/…/……
Tỉnh/Thành phố, ngày .../…/……
GIÁM ĐỐC
(Ký, hä vµ tªn, ®ãng dÊu)



(Trang 3- mÆt trong)


Phụ lục số 4
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
quy định chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng)
--------------------------------------------------------------------------------------------------


MẪU QUY CHẾ CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

I. NhiÖm vô
- Tiếp nhận, kiểm tra xem xét hồ sơ;
- Tổ chức họp để xét cấp chứng chỉ hành nghề.
II. QuyÒn h¹n
- Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ theo những quy định trong Quy chế;
- Đề nghị các đối tượng xin cấp chứng chỉ hành nghề hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo quy định.
III. Tr¸ch nhiÖm
- Trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng tư vấn.
- Hội đồng tư vấn chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Xây dựng về kết quả xét cấp chứng chỉ hành nghề.
IV. Cơ cấu tổ chức
- Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng - Chủ tịch Hội đồng;
- Cán bộ phòng chức năng của Sở Xây dựng - Uỷ viên thường trực;
- Đại diện các Hội nghề nghiệp có liên quan - Uỷ viên Hội đồng;
- Cá nhân có chứng chỉ và hoạt động hành nghề có uy tín - Uỷ viên Hội đồng;
- Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Giám đốc Sở Xây dựng mời đại diện Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tham gia Uỷ viên Hội đồng;
- Thư ký Hội đồng.
V.Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
- Đảm bảo tính khoa học, khách quan;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người xin cấp chứng chỉ ;
- Làm việc tập thể, dân chủ.
Đọc tiếp....

Bookmark and Share

THÔNG TƯ SỐ 03/2009/TT-BXD NGÀY 26/03/2009 CỦA BỘ XÂY DỰNG ( reading)

Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình



BỘ XÂY DỰNG
___________
Số : 03/2009/TT-BXD CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2009


THÔNG TƯ
Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
_________________________________

- Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là Nghị định 12/CP) như sau:

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ;
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 1. Xác định chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 3 Nghị định 12/CP
1. Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm chủ đầu tư.
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện để tổ chức triển khai thực hiện dự án thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Đơn vị quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với đơn vị được giao làm chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Người được cử tham gia với chủ đầu tư là người sẽ tham gia quản lý, sử dụng công trình sau này hoặc người có chuyên môn phù hợp với tính chất của dự án.
Chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí người của đơn vị quản lý, sử dụng công trình vào vị trí phù hợp để được tham gia quản lý các công việc nêu trên đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án.
2. Trường hợp không xác định được đơn vị để giao làm chủ đầu tư theo quy định nêu trên thì việc xác định chủ đầu tư được thực hiện như sau:
a) Người quyết định đầu tư đồng thời làm chủ đầu tư.
b) Người quyết định đầu tư giao cho Ban quản lý dự án do mình quyết định thành lập làm chủ đầu tư nếu Ban quản lý dự án đó có tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện tổ chức triển khai thực hiện dự án hoặc người quyết định đầu tư thực hiện uỷ thác thông qua hợp đồng với một tổ chức có đủ điều kiện làm chủ đầu tư.
Điều 2. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Điều 10 Nghị định 12/CP
1. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a) Sau khi tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư, đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này và lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan đến dự án.
b) Đơn vị đầu mối thẩm định dự án tổng hợp các nội dung thẩm định, ý kiến tham gia về thiết kế cơ sở và ý kiến của các cơ quan khác có liên quan; nhận xét, đánh giá, kiến nghị và trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án.
c) Thời gian thẩm định dự án theo quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 12/CP, trong đó thời gian xem xét cho ý kiến về thiết kế cơ sở và ý kiến của các cơ quan liên quan, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ là:
- Không quá 45 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia;
- Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án nhóm A;
- Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm B;
- Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm C.
Quá thời hạn nêu trên, nếu các cơ quan liên quan không có ý kiến thì được coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình.
2. Đối với dự án sử dụng các nguồn vốn khác:
a) Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án do người quyết định đầu tư chỉ định.
b) Khi thẩm định dự án người quyết định đầu tư phải lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này và lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan đến dự án theo quy định của pháp luật.
c) Thời gian xem xét cho ý kiến về thiết kế cơ sở và ý kiến của các cơ quan liên quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:
a) Đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, việc tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở được thực hiện như sau:
- Bộ Công thương tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các dự án công nghiệp chuyên ngành khác, trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác.
- Bộ Giao thông vận tải tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.
- Bộ Xây dựng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng một công trình dân dụng dưới 20 tầng thì Sở Xây dựng nơi có dự án tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở.
Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Bộ chủ trì tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở là một trong các Bộ nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án.
b) Đối với các dự án nhóm B, C việc tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở được thực hiện như sau:
- Sở Công thương tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các dự án công nghiệp chuyên ngành khác, trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác.
- Sở Giao thông vận tải tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.
- Sở Xây dựng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu.
Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở là một trong các Sở nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án.
c) Đối với các dự án nhóm B, C do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng quyết định đầu tư, nếu thuộc chuyên ngành được Nhà nước giao quản lý thì được tự xem xét thiết kế cơ sở, không phải lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành nêu tại điểm b khoản 3 Điều này.
d) Đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước, nếu được Chính phủ giao quản lý nhà nước về lĩnh vực nào thì được tự xem xét thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực đó do mình quyết định đầu tư, không phải lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành. Đối với dự án thuộc lĩnh vực khác do các Tập đoàn này quyết định đầu tư thì vẫn phải lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại điểm a, b khoản này.
4. Trách nhiệm của cơ quan tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở:
a) Cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phải xem xét cho ý kiến và chịu trách nhiệm về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/CP.
b) Các cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành khi tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở không thu phí hoặc lệ phí. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm phân bổ phí thẩm định dự án cho các cơ quan tham gia thẩm định dự án.
Điều 3. Thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại Điều 13 Nghị định 12/CP
1. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a) Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình để trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt. Trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra để làm cơ sở cho việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Các nội dung quản lý nhà nước về xây dựng được thực hiện thông qua việc cấp giấy phép xây dựng.
Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán được lập theo mẫu tại Phụ lục số 1 của Thông tư này.
b) Hồ sơ Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là Báo cáo kinh tế – kỹ thuật) do chủ đầu tư trình thẩm định, bao gồm:
- Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư này;
- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán;
c) Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật trước khi phê duyệt. Đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư.
d) Thời gian thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật không quá 15 ngày làm việc.
đ) Nội dung thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư, hiệu quả về kinh tế – xã hội.
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi, bao gồm: nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Xem xét kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.
e) Phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:
- Đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật có trách nhiệm gửi hồ sơ Báo cáo kinh tế – kỹ thuật tới người quyết định đầu tư để phê duyệt.
Hồ sơ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế- kỹ thuật bao gồm: Tờ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư này; Hồ sơ của chủ đầu tư trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục số 4 của Thông tư này.
Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đã được phê duyệt có nghĩa là người có thẩm quyền quyết định đầu tư đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; chủ đầu tư không phải phê duyệt lại mà chỉ cần ký xác nhận và đóng dấu đã phê duyệt vào thiết kế bản vẽ thi công trước khi đưa ra thi công.
2. Đối với công trình sử dụng các nguồn vốn khác:
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật và chịu trách nhiệm về những nội dung phê duyệt của mình. Các nội dung quản lý nhà nước về xây dựng sẽ được thực hiện thông qua việc cấp giấy phép xây dựng.


CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Điều 4. Công trình không phải xin giấy phép xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 12/CP
Công trình không phải xin giấy phép xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 12/CP, bao gồm:
1. Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
2. Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cấp Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư; trừ công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
Điều 5. Giấy phép xây dựng tạm quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/CP
1. Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.
2. Căn cứ tính chất, đặc điểm và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng của từng khu vực, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
3. Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian được phép tồn tại của công trình, hết thời hạn quy định trong giấy phép xây dựng tạm nếu Nhà nước chưa giải phóng mặt bằng thì công trình được phép tồn tại cho đến khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch, khi đó chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.
4. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tạm như quy định đối với các công trình xin cấp giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 23 Nghị định 12/CP.
5. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch áp dụng theo quy định hiện hành; riêng phần xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm thì không được bồi thường.
Điều 6. Về Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn
1. Đối với các trung tâm xã, cụm xã nếu có hướng phát triển thành đô thị, nhưng chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt, thì Uỷ ban nhân dân huyện phải đưa ra các quy định để làm căn cứ cho việc cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo quy định.
2. Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 12/CP được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục số 5 của Thông tư này.
Sơ đồ mặt bằng công trình phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp - thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có). Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ đó.
Điều 7. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 12/CP
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp giấy phép xây dựng hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 12/CP.
Điều 8. Điều chỉnh giấy phép xây dựng quy định tại Điều 24 Nghị định 12/CP
1. Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình khác với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp về: vị trí xây dựng công trình, cốt nền xây dựng công trình; các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; diện tích xây dựng; tổng diện tích sàn; chiều cao công trình; số tầng (đối với công trình dân dụng) và những nội dung khác được ghi trong giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh. Những thay đổi khác thì không phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng đã cấp.
2. Cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh giấy phép xây dựng. Nội dung điều chỉnh giấy phép xây dựng được ghi bổ sung vào mục “gia hạn, điều chỉnh” hoặc bằng phụ lục kèm theo Giấy phép xây dựng đã cấp cho chủ đầu tư.
Điều 9. Quản lý xây dựng đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 12/CP
Những công trình xây dựng thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 19 của Nghị định 12/CP, trước khi khởi công xây dựng chủ đầu tư phải gửi văn bản thông báo ngày khởi công kèm theo các bản vẽ mặt bằng xây dựng, mặt bằng móng, mặt đứng chính công trình cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã biết, để theo dõi và quản lý theo quy định. Đối với công trình phải lập dự án thì ngoài các tài liệu nêu trên, còn phải gửi văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.


Điều 10. Phá dỡ công trình xây dựng quy định tại Điều 32 Nghị định 12/CP
1. Thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình:
a) Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định phá dỡ công trình để giải phóng mặt bằng theo quy hoạch xây dựng và các công trình phải cưỡng chế phá dỡ theo quy định của pháp luật.
b) Chủ đầu tư dự án, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng công trình quyết định phá dỡ công trình được quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 12/CP.
2. Phương án phá dỡ công trình:
a) Việc phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án phá dỡ. Người quyết định phá dỡ công trình có trách nhiệm phê duyệt phương án phá dỡ.
b) Người quyết định phá dỡ công trình có trách nhiệm tổ chức lập phương án phá dỡ hoặc thuê tư vấn lập phương án phá dỡ công trình.
c) Phương án phá dỡ công trình phải thể hiện được các biện pháp, quy trình phá dỡ; các trang - thiết bị phục vụ phá dỡ, biện pháp che chắn để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, trình tự, tiến độ, kinh phí phá dỡ.
d) Việc phá dỡ công trình phải do đơn vị có năng lực và kinh nghiệm thực hiện. Đơn vị phá dỡ công trình phải thực hiện theo phương án phá dỡ đã được phê duyệt, bảo đảm an toàn cho người, tài sản và các công trình lân cận. Trước khi phá dỡ, đơn vị phá dỡ phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã và các chủ công trình lân cận biết.
CHƯƠNG III
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp.
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng.
Điều 11. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Nghị định 12/CP
1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án cụ thể như sau:
a) Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án.
b) Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể như sau:
- Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án mới.
- Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản lý thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để quản lý thực hiện dự án.
2. Trường hợp áp dụng mô hình 1 thì chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án. Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.
3. Trường hợp áp dụng mô hình 2 thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao.
b) Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án.
c) Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm giám đốc (hoặc Trưởng ban), các phó giám đốc (hoặc Phó trưởng ban) và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Các thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
d) Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thực hiện nhiều dự án nhưng phải bảo đảm từng dự án được theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
đ) Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
e) Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Ban quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho Ban quản lý dự án thực hiện.
4. Chủ đầu tư (trong trường hợp áp dụng mô hình 1), Ban quản lý dự án (trong trường hợp áp dụng mô hình 2) nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định số 12/CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì được tự thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng công trình xây dựng,... Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản lý thực hiện dự án.
5. Trường hợp Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân và năng lực chuyên môn thì có thể được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư khác khi cơ quan thành lập ra Ban quản lý dự án chính là cấp quyết định đầu tư của dự án đó. Trong trường hợp này cấp quyết định đầu tư phải có quyết định phân giao nhiệm vụ cụ thể và ban hành cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án để bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, Ban quản lý dự án bàn giao công trình cho chủ đầu tư khai thác, sử dụng. Ban quản lý dự án loại này có thể được nhận thầu làm tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư khác nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quyết định thành lập ra Ban quản lý dự án cho phép.
Điều 12. Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án quy định tại Điều 33 và Điều 35 của Nghị định 12/CP
1. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp đồng thuê một pháp nhân khác làm Tư vấn quản lý dự án. Trong trường hợp này, Chủ đầu tư phải cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
2. Tư vấn quản lý dự án phải có đủ năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định tại Nghị định số 12/CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Tư vấn quản lý dự án thực hiện các nội dung quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng ký với Chủ đầu tư. Hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án phải nêu rõ phạm vi công việc và nội dung quản lý; quyền hạn, trách nhiệm của tư vấn và của chủ đầu tư.
4. Tư vấn quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức bộ máy và cử người phụ trách để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Tư vấn quản lý dự án phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người phụ trách và bộ máy của tư vấn trực tiếp thực hiện quản lý dự án cho chủ đầu tư biết và thông báo tới các nhà thầu khác và tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Tư vấn quản lý dự án được thuê thêm tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện một số phần việc quản lý thực hiện dự án, nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận.
CHƯƠNG IV
QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ CHUYỂN TIẾP

Điều 13. Xử lý chuyển tiếp về thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và các công việc tiếp theo
1. Trước ngày Nghị định 12/CP có hiệu lực, các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được thẩm định nhưng chưa phê duyệt, các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện dở dang thì các thủ tục đã được thẩm định không phải thẩm định lại. Các bước tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định 12/CP và quy định của Thông tư này.
2. Đối với dự án đã được phê duyệt trước ngày Nghị định 12/CP có hiệu lực, trong quá trình thực hiện dự án, trường hợp có sự điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế cơ sở đã được thẩm định thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án gửi hồ sơ phần điều chỉnh dự án tới cơ quan quản lý nhà nước để tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở theo quy định của Nghị định 12/CP và quy định của Thông tư này.
3. Các quy định về thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình khác với các quy định của Nghị định 12/CP thì thực hiện theo quy định của Nghị định 12/CP.
Điều 14. Xử lý chuyển tiếp về cấp giấy phép xây dựng
Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt trước ngày Nghị định 12/CP có hiệu lực thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, nếu đã nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng trước khi Nghị định 12/CP có hiệu lực thì không phải làm lại hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định 12/CP và quy định của Thông tư này.
Điều 15. Xử lý chuyển tiếp về điều kiện năng lực đối với những người tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Những cá nhân tham gia quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 12/CP kể từ ngày 01/01/2010 phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Thông tư này thay thế Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.
Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/5/2009. Những quy định trước đây về xác định chủ đầu tư; thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp giấy phép xây dựng; phá dỡ công trình; tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trái với những quy định tại Nghị định 12/CP và Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo),
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP,
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,
- Văn phòng Chính phủ
- Văn phòng Quốc hội,
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng,
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
- Toà án nhân dân tối cao,
- Các Tổng công ty nhà nước,
- Website của Chính phủ
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,
- Công báo,
- Các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Thanh tra XD,
- Lưu: VP, HĐXD. BỘ TRƯỞNG

ĐÃ KÝ


Nguyễn Hồng Quân


Phụ lục số 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

------------------------

(Tên Chủ đầu tư)
________

Số: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
.........., ngày......... tháng......... năm..........

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN
CỦA CÔNG TRÌNH ……………. …
(Đối với công trình lập Báo cáo KTKT)


Kính gửi : …(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)...

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số... ngày … tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Căn cứ (pháp lý khác có liên quan).

Sau khi thẩm định, (Tên chủ đầu tư) báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình…………………….. như sau:
1. Tóm tắt các nội dung chủ yếu của công trình:
a) Công trình:
- Loại và cấp công trình:
b) Địa điểm xây dựng:
c) Diện tích sử dụng đất:
d) Nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công:
đ) Nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng:
e) Quy mô xây dựng, công suất, các thông số kỹ thuật chủ yếu:
g) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng:
h) Nội dung thiết kế:
2. Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công:
a) Sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công với quy mô xây dựng trong Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
b) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
c) Sự hợp lý của giải pháp kết cấu công trình.
d) Đánh giá mức độ an toàn của công trình.
đ) Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ
e) Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an ninh, quốc phòng.
3. Kết quả thẩm định dự toán:
a) Tính đúng đắn của việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong dự toán
b) Sự phù hợp khối lượng xây dựng tính từ thiết kế với khối lượng xây dựng trong dự toán
c) Kết quả thẩm định dự toán được tổng hợp như sau:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
Tổng cộng:
4. Kết luận:
a) Đánh giá, nhận xét:
b) Những kiến nghị:


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:… Đại diện chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)












Phụ lục số 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
------------------------
(Tên Chủ đầu tư)
________

Số: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________
.........., ngày......... tháng......... năm..........
TỜ TRÌNH
THẨM ĐỊNH BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH……….

Kính gửi: …(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)…

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Thông tư số.. .ngày … tháng … năm .. của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Căn cứ (pháp lý khác có liên quan).
(Tên Chủ đầu tư) trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên công trình:
2. Tên chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình:
4. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
5. Địa điểm xây dựng:
6. Diện tích sử dụng đất:
7. Tổng mức đầu tư:
8. Nguồn vốn đầu tư:
9. Hình thức quản lý dự án:
10. Thời gian thực hiện:
11. Những kiến nghị:
(Gửi kèm theo Tờ trình này là toàn bộ hồ sơ Báo cáo KTKT và kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán)
Nơi nhận:
- Như trên,
- Lưu:… Đại diện chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)


Phụ lục số 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
------------------------

(Tên Cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật)
_________
Số: ………………… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________
.........., ngày......... tháng......... năm..........

TỜ TRÌNH
PHÊ DUYỆT BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH …….


Kính gửi: ………(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)……………


- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Thông tư số ... ngày …tháng ... năm … của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Căn cứ (pháp lý khác có liên quan);

Sau khi thẩm định, (Tên cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình ………như sau:
1. Tóm tắt những nội dung chủ yếu của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:
a. Tên công trình:
b. Tên chủ đầu tư;
c. Mục tiêu đầu tư:
d. Nội dung và quy mô đầu tư:
đ. Địa điểm xây dựng:
e. Diện tích sử dụng đất:
g. Loại, cấp công trình:
h. Thiết bị công nghệ (nếu có):
i. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có)
k. Tổng mức đầu tư:
- Trong đó: + Chi phí xây dựng:
+ Chi phí thiết bị:
+ Chi phí quản lý dự án:
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
+ Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có):
+ Chi phí khác:
+ Chi phí dự phòng:
l. Nguồn vốn đầu tư:
m. Hình thức quản lý dự án:
n. Thời gian thực hiện dự án:
0. Các nội dung khác:
2. Tóm tắt ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan:
3. Nhận xét, đánh giá về nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật:
a. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư; hiệu quả về kinh tế – xã hội.
b. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi, bao gồm: nhu cầu sử dụng đất; khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng tới công trình như an ninh, quốc phòng, môi trường và các quy định khác của pháp luật; kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.
4. Kết luận:
a. Đề nghị phê duyệt hay không phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật
b. Những kiến nghị:

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thẩm định BCKTKT
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
- Như trên;
- Lưu:...








Phụ lục số 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

------------------------

(Cơ quan quyết định
đầu tư)
_____________
Số: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________________________
.........., ngày......... tháng......... năm.........


QUYẾT ĐỊNH CỦA.......
Về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
xây dựng công trình ………………..


- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Thông tư số… . ngày… tháng ... năm …của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của (cơ quan phê duyệt)...;
Xét đề nghị của…(Cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo KTKT)... tại Tờ trình số.…. ngày..... ..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Báo cáo KTKT xây dựng công trình.……… với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên công trình:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập BCKTKT:
4. Chủ nhiệm lập BCKTKT:
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
7. Địa điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Phương án xây dựng :
10. Loại, cấp công trình:
11. Thiết bị công nghệ (nếu có):
12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
13. Tổng mức đầu tư:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
14. Nguồn vốn đầu tư:
15. Hình thức quản lý dự án:
16. Thời gian thực hiện:
17. Các nội dung khác:

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu:… Người có thẩm quyền quyết định đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

















Phụ lục số 5
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
------------------------





































Đọc tiếp....


Jump to page: